Muốn viết Content SEO tốt thì nên tránh 20 sai lầm sau

Trong quá trình mình tự học về SEO, mình đã phải tìm hiểu và đọc rất nhiều tài liệu, bài viết liên quan đến việc viết content SEO.

Và mình cũng đã rút ra được vài kinh nghiệm mà mình thấy đúng trong quá trình viết bài của mình. Mong rằng những kinh nghiệm sau sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào trong quá trình tiềm hiểu. Một điều quan trong hơn nửa đó là chỉ lý thuyết thôi thì chưa đủ, các bạn phải tự áp dụng cho chính dự án, trường hợp của mình xem nó có đúng với bạn không nhé.

Bài viết được tham khảo nguồn từ bài viết của anh Nguyễn Văn Lâm:

www.facebook.com/photo/?fbid=1560989411037988

1. Bỏ qua bước nghiên cứu từ khóa trước khi viết

Bạn có thể ngồi viết ra rất nhiều nội dung trên Website hoặc fanpage của mình. Những nếu đó không phải là những nội dung mà người dùng tìm kiếm, người dùng quan tâm thì sẽ không ai vào website của bạn để đọc hết.

Vì vậy, việc đầu tư thời gian ban đầu để phân tích từ khóa rất quan trọng. Hãy nghiên cứu xem người ta hay tìm kiếm cái gì? Hoặc xa hơn là chủ đề gì mà người dùng hay tìm kiếm? Và nhớ là nó phải liên quan đến ngách mình chọn nhé.

Bạn có thể tham khảo khóa học SEO của GTV mà mình có chia sẽ miễn phí. Tìm đến các bài học phân tích từ khóa để có nắm được những cách nghiên cứu cơ bản cho mình.

2. Không nhóm từ khóa

Ờ thì lúc đầu mình mới tập viết thì cũng hay mắc lỗi này. Tại cứ nghĩ viết có nội dung là được. Hoặc viết nhiều bài nói về 1 từ khóa thì chắc tốt…

Hậu quả: Các bài viết cùng chủ đề (hoặc chủ đề giống nhau) thì đọc cỡ nào cũng thấy na ná nhau, lại còn bị trùng lặp nội dung nửa. Chả tối ưu được gì mà còn lại tốn thêm thời gian. Chắc chắn là người dùng không thích đọc mấy bài như vậy rồi (kiểu nó không có giá trị nhiều cho người dùng á). Đã vậy còn dễ bị phạt do tình trạng ăn thịt từ khóa (keyword cannibalization).

Giải pháp: Các từ khoá giống nhau về ý định tìm kiếm (Search Intent) thì nhóm nó lại thành 1 bài duy nhất, sau đó viết theo nguyên tắc sau:

  • Key nào có lượt tìm kiếm cao nhất thì sẽ là key chính, lặp lại 5-7 lần trong bài viết.
  • Các key còn lại là key phụ, key đồng nghĩa, nên lặp lại 1-2 lần.

*Giải pháp trên là em tham khảo từ 1 anh chuyên SEO ở Group Facebook.

3. Bài viết sai ý định tìm kiếm (Search Intent)

Độc giả đang muốn đọc thông tin A, nhưng bạn lại cung cấp thông tin B. Đó chính là sai Search Intent của người dùng.

Lỗi điển hình nhất là các bạn chưa phân biệt được Buyer keywords và Infomation Keywords. Những từ khóa cần bán hàng, cập nhật bảng giá thì bạn lại đi viết theo kiểu hữu ích, chia sẻ những thứ không cần thiết.

Hậu quả: Họ sẽ thoát trang của bạn ngay lập tức, vì bạn không đáp ứng được thông tin họ cần. Không mang lại hiệu quả cho bạn.

Nghe thì có vẻ dễ, nhưng thực ra đây là bước rất chi là khó. Cần phân tích đối thủ cũng như phải rất rành lĩnh vực cũng như tâm lý người dùng thì mới có thể làm đúng được.

Một giải pháp tốt nhất mình biết đó là: Làm đúng bước lập outline content (search google ra nhiều lắm nhé).

4. Ngộ nhận Unique

Unique ở đây là độc nhất từ câu văn, quan điểm cho tới ý nghĩa,… mọi thứ phải là độc nhất. Nên thường phải là một chuyên gia, một nhà khoa học hay một nhà thám hiểm mới đúc kết ra được một cái gì đó mới hoàn toàn.

Còn nếu chúng ta chỉ ngồi nhà tham khảo xong viết lại, thì lấy đâu Unique Content? Thêm nữa là bây giờ trên google đã có nhiều lĩnh vực, nhiều chủ đề người ta đăng hết rồi vì vậy nên chúng ta không thể sáng tạo ra cái mới hoàn toàn được.

Thành ra:

Đừng mong Unique Content, vì nó gần như không thể hoặc rất khó. Thay vì thế hãy tập trung vào Content Curation.

Content Curation hiểu là bản nâng cấp của xào nấu (spin) bài viết. Nhưng thay vì xào nấu một cách ngu ngốc, copy trắng trợn. Thì bạn sẽ cần viết lại thông tin một cách đầy đủ hơn, ngắn gọn hơn, sắp xếp hợp lý hơn, thu hút hơn.

Tập trung vào đúng vấn đề và không lang man thì sẽ giải quyết được vấn đề nhanh hơn.

5. Set KPI số từ trước khi nghiên cứu

Xét KPI cho Writer: “Bài này phải 1000 từ, phải 2000 từ” trước khi nghiên cứu thì không tốt lắm.

Vì tất cả mọi thứ bây giờ là để gia tăng trải nghiệm người dùng và phụ thuộc 100% vào họ. Có những bài bạn chỉ cần viết 600 từ là đủ rồi vì người dùng chỉ cần bao nhiêu thông tin đó. Nhưng có bài viết đến 2000 từ thì cũng không đủ, đơn giản là chưa thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Vậy nên việc bạn cần làm là xem xét người dùng cần gì, đọc gì với bài viết đó và ướm chừng số lượng từ, chứ không phải bài nào cũng phải bắt buộc bao nhiêu đó từ, như thế lại thành ra lang man hoặc thiếu ý.

6. Thiếu nghiên cứu về sản phẩm/thương hiệu/khách hàng

Bước này thì hơi tốn thời gian nên nhiều người hay bỏ qua. Nhưng thực chất nếu không làm bước này mình còn tốn thời gian hơn. Ví dụ một vài lỗi mình sẽ mắc nếu không nghiên cứu trước

  • Sai sót về thuộc tính sản phẩm như hàng Ấn Độ thì bảo là Trung Quốc.
  • Sản phẩm không dành cho em bé thì bảo là dùng vẫn được.
  • Hoặc chủ đề viết cho người trung niêm đọc nhưng câu văn lại là của tuổi teen.
  • (vân vân)… Và tệ hơn nữa là không phát huy hết những thế mạnh của thương hiệu/sản phẩm, vì mình không rành.

Thực ra thì để làm được điều này cần phải có sự phối hợp từ bên khách hàng nửa, để họ cung cấp các thông tin cần thiết cho mình. Thế nên 2 bên phải phối hợp với nhat tốt nhất để đưa ra 1 bảng giới thiệu chi tiết nhất cho thương hiệu và sản phẩm của mình

7. Dùng tool free để kiểm tra trùng lặp nội dung

Lỗi trùng lặp nội dung được Google kiểm soát rất chặt chẽ, nếu mắc thì có thể bài viết sẽ không lên top hoặc thậm chí Website cũng sẽ không lên top được.

Nên việc kiểm tra trung lặp nội dung với các website khác hay không là việc rất quan trọng.

Nhưng không phải tool nào cũng kiểm tra tốt được vấn đề này, đặc biệt là các tool free. Thì tất nhiên tiền nào của đó mà, các bạn phải cẩn thận lựa chọn cho mình giải pháp tốt nhất thôi.

Giải pháp: Bạn nên dùng những tool trả phí như Spineditor (mình đang dùng), Quetext, Copyscape, Plagium,…

8. Không đặt Alt cho hình ảnh, hoặc đặt qua loa

Một trong những yếu tố SEO Onpage tốt thì chắc không bỏ qua được việc đặt Alt cho hình ảnh. Nhưng nhiều lúc chúng ta cũng xem nhẹ việc này và thường bỏ qua nó nhĩ.

Đừng bỏ qua nó nhé, hay làm nó cho thật chỉnh chu nếu bạn muốn google hiểu tấm ảnh đó nói về cái gì. Và thậm chí nếu bạn muốn hình ảnh của bạn sẽ hiện trên top khi người dùng tìm kiếm trong phần Hình Ảnh.

Giải pháp:

  • Đặt alt đúng cách: Đặt nó một cách tự nhiên nhất, ghi đúng ý nghĩa của tấm ảnh, không dấu, nối liền bởi ký tự “-”.
  • Luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của Alt và cách đặt Alt đúng cho người viết & người đăng bài.
  • Cài công cụ kiểm tra đã đặt Alt hay chưa trên website của mình. (YoastSEO, Rankmath)

Đặt Alt là việc đơn giản, nhưng lại kéo traffic cực kỳ hiệu quả. Đừng quên nhé.

9. Không viết chú thích ảnh

“Trung bình người dùng đọc caption dưới hình ảnh nhiều hơn nội dung chính 300%”.

KissMetrics (2012)

Tương tự như thẻ Alt, đây cũng là một vũ khí cực mạnh để thu hút người dùng và kéo traffic về website.

Cách đặt chú thích ảnh: Mô tả ý nghĩa của tấm ảnh theo một cách tự nhiên nhất, và hãy ráng chèn vào các từ khoá bạn đang muốn làm SEO.

10. Không có sự nhất quán

Lỗi này đa phần là không nhất quán về cách trình bày, màu sắc hình ảnh và cách xưng hô. Làm cho độc giả luôn thấy lạ lẫm, khó mà nhớ được thương hiệu.

Nếu làm một mình như mình thì không nói. Nhưng nếu nhiều người làm, mà lại không rõ ràng về yêu cầu từ đầu thì lỗi này gặp khá thường xuyên.

Giải pháp: Tạo một bản tóm tắt về các quy định viết bài cho người sáng tạo nội dung (Còn gọi là Creative Brief). Ví dụ:

  • Cách xưng hô: Xưng tên thương hiệu, gọi độc giả là bạn.
  • Hình ảnh: Chỉ được lấy ảnh HD, chiều dài lớn hơn chiều rộng, chèn logo (Watermark) vào góc trái bên dưới.
  • Font chữ: Roboto, cỡ chữ thường 14px, màu đen, không in đậm.

Khi người viết bài nhìn vào bản quy định này, họ sẽ biết chính xác mình cần làm gì, từ đó hạn chế sai sót tối đa.

11. Nội dung quá hoa mỹ, phức tạp

“Việc diễn đạt các ý tưởng thân thuộc bằng ngôn ngữ cầu kỳ là biểu hiện của sự kém thông minh và thông tin đó không đáng tin cậy”

Sách Tư duy nhanh và chậm.

Giải pháp:

  • Không dùng thuật ngữ ngành nghề.
  • Chọn câu ngắn dễ hiểu thay vì câu dài mà hay.
  • Nếu ý đó quá khó hiểu thì dùng ví dụ thực tế để minh họa.
  • Đọc 100 lần câu trích dẫn bên trên để tự ý thức.

12. Để phần quan trọng nhất xuống dưới cùng

Đây chính là một trong những nguyên nhân làm website của bạn có tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate) cao ngất ngưởng.

Hãy tưởng tượng khách hàng tiềm năng bấm vào bài viết của bạn, kéo quá nửa chưa thấy thông tin gì quá đặc sắc, họ sẽ làm gì?

Họ thoát luôn trang của bạn và vào trang của đối thủ để xem là điều dễ hiểu. Họ có thể rảnh, nhưng sẽ không đủ kiên nhẫn để xem tới cuối đâu.

Giải pháp: Đặt phần thông tin quan trọng nhất lên đầu trang để giữ chân độc giả. (Nên đổi vị trí nội dung liên tục để test ra phiên bản tối ưu nhất)

13. Không đầu tư cho tiêu đề

Có một tiêu đề kém hoặc không liên quan sẽ dẫn bạn thẳng tới thất bại.

Khi viết Content SEO, lỗi này chủ yếu do chưa nắm bắt được tâm lý của người đọc, và do chưa hiểu các kỹ thuật cụ thể để tạo ra được một tiêu đề hấp dẫn.

Mình đã có chia sẻ 99+ mẫu, 41 cách viết tiêu đề cũng như các từ ngữ “mê hoặc” nên để trong title, ai cần cmt mình gửi lại nhé.

14. Trình bày bài viết không đẹp

Bài viết đọc một cục, chữ to chữ nhỏ, bố trí câu từ không hợp lý sẽ không thể giữ được chân độc giả.

Và nhớ là không đẹp chứ không phải là xấu nữa rồi, bởi vì đây là việc mà ai cũng có thể làm mà?

Mình đã có chia sẻ 16 tiêu chí giúp trình bày nội dung khoa học, đẹp mắt. Bạn chưa đọc cmt mình gửi lại nhé.

15. Quá tập trung vào Googlebot

Chắc bạn cũng biết để bài viết chuẩn SEO thì mình phải làm hài lòng Googlebot.

Nhưng việc tối ưu quá mức để hài lòng Bot mà quên đi người dùng, không sớm thì muộn bạn sẽ thất bại.

Điển hình có lẽ là tình trạng nhồi nhét từ khóa, lặp lại gây mất tự nhiên.

Giải pháp: Đôi khi bạn nên bỏ bớt vài yếu tố giúp bài chuẩn SEO, đừng quá quan trọng phải đủ tiêu chí này, đủ tiêu chí kia.

Hãy nhớ là Googlebot ngày càng thông minh và yêu cầu của nó rất đơn giản: Hãy phục vụ độc giả.

16. Không làm mới bài viết

Một bài viết đăng lên chưa phải là xong, bạn phải theo dõi và làm mới thường xuyên. Google cũng khuyến khích điều này.

Giả sử bạn có bài “Cách viết bài SEO năm 2021”, thì năm tới ít nhất cũng phải sửa lại thành “SEO năm 2022” thì mới thu hút người ta click được.

Hãy liên tục cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất ở lĩnh vực của bạn vào bài viết nhé.

17. Hợp tác với một đơn vị “vô tâm”

Nếu bạn đã từng thuê viết, chắc sẽ gặp nhiều những vấn đề như: Kế hoạch không có. Bài viết bị copy na ná, đọc gần giống nhau. Làm công nghiệp, đủ số từ là được chứ không cần thu hút, bán hàng. Không có tâm, giục mãi mới làm,… Vân.. vân…

Giải pháp: Nếu bạn thấy một số biểu hiện của sự không Rõ ràng, không Cam kết, hay đơn giản là không làm bạn yên tâm thì bỏ ngay.

18. Không làm bài viết chất lượng

Trong bài 22+ yếu tố cần có trong một content chất lượng. Mình có đề cập một số ý như:

  1. Làm Outline (mục lục) bài viết.
  2. Thông tin Tổng Thể.
  3. Unique Concept (Cách viết khác biệt)
  4. Internal link và Call To Action

Và rõ ràng, nếu bạn không có (hoặc không biết) một trong 22 yếu tố trên thì đây chính xác là một lỗi không hề nhỏ.

Nhất định phải đọc và làm đúng 22 yếu tố trên nhé!

19. Mong đợi kết quả ngay lập tức

Ai cũng mong muốn có kết quả, nhưng để có kết quả ngay lập tức là không thể.

Nên nếu bạn đã né hết các sai lầm mà vẫn chưa thấy kết quả, thì cứ bình tĩnh làm tiếp, mục tiêu cứ hướng đến trải nghiệm người đọc là được.

20. Một số lỗi nhỏ thường gặp

  • Không liệt kê mà tự dưng đánh số.
  • Đoạn cuối kể về thương hiệu quá dài. (Chỉ nên nêu một số lợi thế cạnh tranh và các ưu đãi một cách gọn nhất. Vì chẳng ai thích xem quảng cáo cả)
  • Trước heading để các ký tự thừa thải “-“, “+”.
  • Để 2 heading liền nhau nhìn xấu (nhiều người cho rằng không tốt cho SEO)
  • Dùng các từ “nhất”, “số một” để mô tả sản phẩm/ dịch vụ. Hành vi này là sai luật quảng bá. (Luật là vậy nhưng để phạt hết các trang cũng hơi khó, nên nói chung hạn chế dùng thôi)
  • (Dưới ảnh,…)

Kết,

Mình hy vọng rằng với “Muốn viết Content SEO tốt thì nên tránh những sai lầm sau” này sẽ giúp bạn làm content của mình tốt hơn. Còn lỗi nào thì bạn nhớ nhắn tin hoặc cmt nhắc mình thêm để cùng tham khảo nhé ^^.

Bài viết được tham khảo từ nguồn: Nguyễn Văn Lâm

www.facebook.com/photo/?fbid=1560989411037988

Mình có bán các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ sau, mong bạn dành ít phút để tham khảo, nếu thấy cần cái nào thì ủng hộ mình nhé:

  1. Shop Key License WordPress
  2. Kho Demo Website
  3. Dịch vụ Hosting tốc độ cao
  4. Dịch vụ thiết kế Website, diệt mã độc, tối ưu website
GROUP ZALO HỖ TRỢ WORDPRESS

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Người thông minh giống như một dòng sông, càng sâu càng lặng lẽ.
Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngã rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn.
Cách tốt nhất để có một ý tưởng xuất sắc là có thật nhiều ý tưởng.
Chúng ta chỉ thật sự thất bại một khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng.
Đừng bao giờ nói tất cả những gì bạn biết. Và đừng bao giờ tin tất cả những gì bạn nghe.
Chuyên Mục
Plugin - Theme
Bài Viết Mới
Mời 1 Ly Sinh Tố
momo qr

Ngân hàng: MB BANK

Tài khoản: NGUYỄN BẢO NGỌC

Số TK: 0396753543

Mình xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của các bạn. Những khoản donate của các bạn đã giúp mình có 1 khoảng để chi trả và duy trì blog của mình. Mình sẽ cố gắng update thêm nhiều kiến thức và tài nguyên hữu ích hơn nửa. Cám ơn rất nhiều !!!

Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
0396.753.543 (8h-20h)
Chat Telegram t.me/jakengocnguyen
Group Zalo Hỗ Trợ Get Theme + Plugin + Support