Để viết một bài viết chuẩn SEO và mang trải nghiệm tốt đến cho người dùng thì không thể thiếu Internal link. Vậy Internal link là gì? Những lưu ý để tối ưu Internal link cho website. Trong bài viết này mình sẽ trình bày theo cách mình hiểu và cố gắng làm cho nó dễ hiểu nhất đối với bạn nhé. Còn nếu bạn muốn đào sâu hơn thì bạn có thể tham khảo các khóa học SEO mình có chia sẻ free trên site của mình.
1. Internal Link là gì?
Internal Link hay còn được gòi lạ Liên kết nội bộ là một liên kết từ trang này đến trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Tất nhiên, điều hướng trang web, menu website (Website navigation) của bạn là một ví dụ về liên kết nội bộ. Nhưng Internal Link thường chỉ các liên kết trong nội dung trên các trang.
2. Lợi ích và tầm quan trọng của Internal link
Liên kết nội bộ được ví như những mắc nối trong mật tấm lưới. Các móc nối liên kết chặt chẹ với nhau để tạo thành một tấm lưới to, hoàn chỉnh và chắc chắn.
Do vậy bạn cũng có thể thấy được tầm quan trọng của Internal link là rất quan trọng đối với sức mạnh của một Website. Nó giúp rất nhiều trong việc:
- Giúp chuyển sự uy tín, sức mạnh từ trang này sang trang khác.
- Điều hướng người dùng truy cập vào các trang có giá trị chuyển đổi cao hơn.
- Giúp thúc đẩy người dùng truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động.
Tham khảo thêm: Cách viết bài chuẩn SEO cho người mới bắt đầu
3. Phân loại Internal link
Khi bạn đầu tư thời gian cho việc xây dựng những liên kết nội bộ thì cấu trúc website và nội dung được liên kết chặt chẽ với nhau và tối ưu tốt hơn. Từ đó sẽ giúp bot Google có thể dễ dàng cawl (cào) nội dung trên website hơn. Hiện nay, Internal Link được chia làm 2 loại chính là điều hướng và theo ngữ cảnh.
Navigational Internal Link
Đây là loại Internal link dùng với mục đích chính là điều hướng người dùng. Khi triển khai Navigational Internal Link trên toàn bộ Website bạn sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn
Thông thường thì Navigational Internal Link được đặt trên các thanh menu (header), chân trang web (footer), các thanh bên (sidebar) để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng tim thấy thông tin cần thiết, giúp cho khách hàng có một trải nghiệm tốt hơn trên website của mình.
Contextual Internal Link
Contextual Internal Link có thể hiểu là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, đây là kỹ thuật gắn link vào trong nội dung của bài viết. Và tất nhiên các link này thường được trỏ đến các trang (bài viết, sản phẩm) khác có chủ đề liên quan
Để gây chú ý với người dùng, bạn có thể làm nổi bật các liên kết này bằng cách tô đậm hoặc tô màu khác màu văn bản bình thường cho chúng. Điều này sẽ giúp người dùng biết link này có thể click vào và kích thích họ click vào, giúp cho họ chuyển hướng đến một trang mới, nơi mà bạn mong muốn họ tìm thấy nhất.
Một vài lưu ý khi tối ưu Internal link cho Website
Sự liên kết giữa trang a và trang b phải có độ liên quan
Thì cái này cũng dễ hiểu thôi, nghĩa là mình muốn gắn link chuyển hướng sang một bài viết khác thì nội dung của bài viết đó cũng phải liên quan với bài viết hiện tại.
Ví dụ: Tôi viết một bài viết về chủ đề mỹ phẩm thì tôi có thể để các link liên quan đến mỹ phẩm như: nhận viết mỹ phẩm thật, sử dụng mỹ phẩm đúng cách… Chứ tự nhiên tôi đang viết về chủ đề mỹ phẩm mà tôi lại link tới một bài viết nói về chủ đề website.
Vì google ngày càng update càng nhiều, bot của nó ngày càng tối ưu hơn để phân tích những dữ liệu tốt cho người dùng, nên cố gắng để tối ưu làm sao tốt cho trải nghiệm người dùng nhé.
Tham khảo thêm: 8 Cách tạo Content chất lượng trong SEO
Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung đến trang cần trỏ link
Việc sử dụng Anchor Text với từ khóa chính để đi Internal Link sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả SEO. Việc này chỉ ảnh hưởng nếu bạn trỏ link ra ngoài website, còn khi áp dụng cho liên kết nội bộ thì không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên việc phân bổ anchor text phải hợp lý, tránh những trường hợp anchor text không liên quan đến nội dung trang cần trỏ hoặc chỉ sử dụng anchortext thuần từ khóa chính xác và duy nhất.
Số lượng internal link trên một trang không nên quá nhiều
Mình thấy tỷ lệ 1-2% là hợp lý, Ví dụ bài viết có 1000 từ thì có thể cho 1-2 link, nếu 3000 từ thì có thể cho 4-5 link, nhưng tốt nhất là không quá 15 link.
Mình thấy nhiều trang họ lạm dụng điều này lắm, một bài lên tới vài chục link, mình đọc mà mình không biết là cái nào sẽ phù hợp với mình.
Link được chuyển hướng đến không phải là một liên kết hỏng (404)
Khi bạn đang háo hức để khám phá thêm kiến thức từ bài viết được liên kết và nhận ra liên kết nó chả tồn tại hoặc bị hỏng, không vào được thì chắc bạn sẽ không còn hứng thú gì với website này nửa. Điều này tương tự như trải nghiệm của người dùng khi gặp trường hợp này.
Vì vậy hãy cố gắng check lại website của mình thường xuyên và đảm bảo các link không bị lỗi 404 nhé
Mình hay check link bằng Ahref hoặc Drlinkcheck.com. 2 website này đều có thể dùng miễn phí nhé.
Tránh tình trạng trang hoặc bài viết không có internal link nào cả (trang mồ côi)
Dễ hiểu mà đúng không, nghĩa là trang không có liên kết nào trỏ đến nó hoặc link nội bộ. Vì thế khi mình làm nội dung thì cần phải có một kế hoạch rõ ràng từ đầu, để sau này dễ đi link nội bộ cho từng trang nội dung hơn.
Kết luận
Tóm lại thì Internal link có mục đích chính là giúp người dùng ở lại trên website của mình lâu hơn và kích thích họ thực hiện những hành động trên website.
Với những kiến thức mà mình học được cũng như đã áp dụng trên Website của mình. Ngọc Nguyễn mong bạn có thể phần nào đó hiểu được Internal link là gì? Một vài lưu ý khi tối ưu Internal link cho Website. Chúc bạn sẽ gặt hái được những thành quả trong công cuộc học hỏi về SEO nhé.